Tóm tắt: Giai đoạn 1.0 vào bắt đầu thế kỷ XX, tại đây doanh nghiệp quan tâm đến việc phát triển sản phẩm. Marketing 2.0 xuất hiện đã chuyển trọng tâm từ sản xuất sang nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng, sau đó, những giá trị xã hội, giúp ích cho con người được thực thi vào giao đoạn 3.0
Ở bài viết phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về quá trình vận động và phát triển của lĩnh vực marketing qua từng thời kỳ. Trong bài viết này, hãy cùng theo chân người làm Marketer tìm hiểu về một giai đoạn nổi bật và gần gũi nhất với chúng ta: thời đại Marketing 4.0
Marketing bước vào giai đoạn 4.0
Marketing 4.0 là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. Đây vừa là cơ hội to lớn nhưng cũng tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp. Muốn tồn tại và phát triển được doanh nghiệp chỉ có duy nhất một con đường là đồng hành cùng sự phát triển của nó, người làm marketer thêm một trọng trách thay đổi linh hoạt để bắt kịp xu hướng.
Marketing 4.0 là hoạt động Marketing lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ thuật số nhằm bao phủ mọi ngóc ngách trải nghiệm của khách hàng. Đây là thời kỳ dùng công nghệ số để tạo sự kết nối.
Khái niệm này được Philip Kotler trình bày vào năm 2017: “một phương pháp Marketing kết hợp giữa tương tác trực tuyến và ngoại tuyến giữa các công ty và người tiêu dùng”. Cách tiếp cận 4.0 kết hợp máy tính hoặc trí thông minh nhân tạo với các công nghệ ITC khác, thúc đẩy sự kết nối của con người với con người để cải thiện quá trình tương tác của khách hàng.
Đây là một cách tiếp cận có căn cứ để dẫn dắt khách hàng đi từ nhận biết sản phẩm, thương hiệu đến ủng hộ theo cùng với xu hướng phát triển của công nghệ số. Sự thích nghi của các doanh nghiệp với sự thay đổi của hành vi khách hàng trong nền kinh tế số là yếu tố được nhắc đến trong giai đoạn này.
Như chúng ta đã biết,với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các yếu tố thường xuyên được nhắc đến ở mọi nơi, mọi lĩnh vực:
+ Vạn vật kết nối (Internet of Things);
+ Điện toán đám mây (Cloud);
+ Dữ liệu lớn (Big data);
+ Trí tuệ nhân tạo (Atifical intelligence);
+ Tự động hóa (Automation)
Đây là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho người marketer trong giai đoạn kỷ nguyên số.
Sự hội tụ của công nghệ sẽ dần đến sự hội tụ giữa marketing kỹ thuật số và marketing truyền thống đưa đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Thời đại Marketing 4.0, cơ hội hay thách thức
Trong bối cảnh tiến bộ của công nghệ và phát triển mạnh mẽ của làn sóng Internet, khi mọi thông tin đều minh bạch và dễ dàng tiếp cận, những cơ hội và thách thức lớn đã xuất hiện ở cả cấp độ công ty và cấp độ người tiêu dùng.
Cơ hội
Marketing 4.0 lấy con người làm trọng tâm trong sự phát triển, các hình thức của content thời 4.0 cũng được mở rộng, kéo theo sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực liên quan như Branding, Communication, Design hay Digital marketing...
Một chiều sâu mới được mở ra lúc này. Thay vì chỉ truyền thông một chiều để bán được hàng thì một cuộc hội thoại đa chiều xuất hiện để cùng nhau xây dựng, thảo luận về cùng một câu chuyện trong thế giới số.
Các câu hỏi lớn được đặt ra: Chiến thuật nào nên được áp dụng và làm như thế nào để chiến lược đó vừa phù hợp vừa tiết kiệm thời gian và vẫn đạt được hiệu quả?
Xây dựng được nội dung tốt trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vai trò của content trong marketing phải tạo ra thông điệp mang tính cá nhân, vừa phải cộng hưởng được với các vòng kết nối xung quanh người dùng. Theo đó, việc hiểu rõ đặc điểm và tính chất của từng nhóm đối tượng, đánh trúng Insights tiêu dùng giúp các Marketer đứng vững trước con sóng thông tin và tìm ra được hướng đi phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Thương hiệu 4.0 còn phải có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trở thành người bạn đồng hành cùng khách hàng trên từng hành trình mua sắm.
Bên cạnh những chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm, các doanh nghiệp còn có cơ hội xây dựng cho mình thương hiệu được ghi dấu trong trái tim của khách hàng bằng những câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chạm tới những ngóc ngách sâu thẳm, khiến họ cảm thấy mình luôn được thấu hiểu và lắng nghe, từ đó xây dựng được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu và cống hiến cho cộng đồng.
Việc ứng dụng công nghệ số trong việc thu thập dữ liệu thông tin về khách hàng, tiếp cận họ dễ dàng hơn, chú trọng triển khai trải nghiệm cá nhân hóa nội dung là cơ hội mà các doanh nghiệp cần phải nắm bắt.
Sự thay đổi buộc thương hiệu phải tự làm chủ và thu hút công chúng bằng nội dung trên chính “sân nhà” mình, “Owned media” lên ngôi. Đây là cơ hội cho những doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường.
Việc áp dụng những cách làm mới, xây dựng các kênh Owned media, triển khai content đi từ gốc rễ, tận dụng sức mạnh của các kênh vệ tinh, luôn sẵn sàng chủ động phòng ngừa khủng hoảng cũng như gia tăng nhận thức của người dùng để khởi tạo kênh truyền thông của riêng mình chính là cách hiệu quả giúp truyền thông thương hiệu trong bối cảnh thời đại Marketing 4.0
Sự thay đổi trong hành vi trao đổi và tiếp cận thông tin của người dùng cũng tạo cơ hội cho mỗi một người trở thành một kênh truyền thông độc lập. độ ảnh hưởng của cá nhân trong cộng đồng tăng lên. Chính công chúng sẽ có quyền liên tục tạo lập nội dung và không ngừng chia sẻ những nội dung này với nhau.
Đây là thách thức cho các doanh nghiệp chậm đổi mới nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới.
Thách thức
Những nền tảng truyền thông trực tuyến này đã mang mọi người đến với nhau, chúng phá vỡ các rào cản về địa lý và nhân khẩu học, giúp tạo ra mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa mọi người. P.Kotler nhấn mạnh rằng “phương tiện truyền thông xã hội thúc đẩy tính bao trùm xã hội và mang lại cho mọi người cảm giác thuộc về cộng đồng của họ”.
Vậy mạng lưới cộng đồng rộng lớn này, doanh nghiệp liệu có đủ sức nhảy vào khai thác?
Các doanh nghiệp buộc phải suy nghĩ bên ngoài “hộp tư duy” và tìm nguồn cảm hứng từ các nguồn bên ngoài, nguồn thông tin lớn nhất là người tiêu dùng và thị trường.
Trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi trong nhiều ngành, thay đổi từ sản xuất khối lượng lớn sang sản xuất thích hợp. Những sự thay đổi lớn trong các công ty và cách họ tiếp cận các doanh nghiệp và lĩnh vực mới. Quyền lực di chuyển về phía độc giả/người dùng/công chúng khiến người làm content khó có thể kiểm soát nội dung trong việc sáng tạo và phân phối.
Người dùng bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài như: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bài đăng trên mạng xã hội, bài đăng trên Facebook, Youtube, Twitter,... Do đó, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn vì đơn giản: "Bạn không phải là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường!"
Mạng xã hội sử dụng các thuật toán để kiểm soát cơ chế hiển thị thông tin khiến thương hiệu gặp khó khăn hơn khi muốn tiếp cận tới công chúng. Sự hiểu biết về công nghệ và xu hướng là một trong những yếu tố đòi hỏi người làm marketer phải có.
Các nhóm tiểu văn hóa (Thế hệ Y, C, Z - Phụ nữ - Cộng đồng mạng) xuất hiện với những kết nối sâu rộng. Hành vi tiêu dùng thay đổi hướng đến những cách giao tiếp và tương tác mới giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng, giữa người tiêu dùng và công ty.
Trong một môi trường tương tác trực tuyến đã trở nên rất quan trọng, việc mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ không còn là vấn đề nội bộ / cá nhân nữa, nó trở thành một vấn đề xã hội. Marketing 4.0 đã làm cho khách hàng cơ hội hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn cách thức cũng như nội dung thông tin mà họ tiếp nhận.
Điều này đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với các marketer trong việc tìm ra phương thức tiếp cận mới cũng như chiến lược xây dựng nội dung nhằm thuyết phục khách hàng mục tiêu trên từng điểm tiếp cận với thương hiệu.
Thay đổi chiến lược để tồn tại và phát triển
Người tiêu dùng đã phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với công ty, với các thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào, có tốt hay không. Bằng cách nào đó, người tiêu dùng sẽ cảm nhận rằng họ mới là "chủ sở hữu" của các thương hiệu.
Để nắm bắt luồng tư duy này, doanh nghiệp cần tính đến việc mình phải, hoặc ít nhất là khiến cho khách hàng cảm thấy sự khác biệt với bất kỳ công ty nào khác. Bạn phải bán thương hiệu của mình bằng cách kể những câu chuyện khiến mọi người di chuyển và hành động.
Doanh nghiệp phải trao quyền cho người tiêu dùng quyết định và định hướng quyết định của họ bằng các thông tin dẫn đường.
Nhân viên không còn là người làm đơn thuần, họ trở thành khách hàng nội bộ của doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp đã phải chịu đựng vì người tiêu dùng, nhưng cũng vì nhân viên.
Nhân viên cần được xem và đối xử như một trong những khách hàng quan trọng nhất của công ty. Họ biết rõ về công ty, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ và phải được trao quyền với các giá trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Yếu tố này xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ, dựa trên niềm tin, giá trị chung và nguyên tắc.
Các đối tác kênh (công ty, cơ quan công quyền, người tiêu dùng và nhân viên) là một liên kết quan trọng trong chuỗi kênh marketing. Trong Marketing 4.0, các đối tác kênh nên được lựa chọn cẩn thận theo nguyên tắc: Mục đích - Nhận dạng - Giá trị.
Tầm nhìn chính của diễn biến của Marketing 3.0 và 4.0 cho các cổ đông là làm cho họ nhận thức được những thay đổi diễn ra trên thị trường kinh doanh, để thông báo cho họ về những thay đổi diễn ra trong cuộc sống và hành vi của người tiêu dùng.
Đồng thời, doanh nghiệp phải đưa ra bằng chứng rằng việc thực hành các hoạt động bền vững sẽ mang lại lợi nhuận cho cổ đông và cho doanh nghiệp, nó là một lợi thế cạnh tranh.
Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường, họ sẽ kết nối với các cổ đông, các đối tác đầu tư tốt hơn và lâu hơn để tối ưu được nguồn lực kinh tế, đẩy mạnh các kết nối với người tiêu dùng và phát triển mối quan hệ nội bộ mạnh mẽ.
Sự thay đổi chiến lược marketing trong thời đại 4.0:
Thứ nhất là khả năng kết nối: Kết nối internet, kết nối trải nghiệm của Khách hàng giữa online và offline và kết nối giữa con người.
Thứ hai là sự chuyển dịch từ mô hình 4P truyền thống sang mô hình 4C (Co-creation, Currency, Community, Conversation).
Thứ ba là mô hình hành vi của người tiêu dùng. Trước đây mô hình hành vi AIDA (Attention, Interest, Desire và Action) sau này là mô hình 4A (Aware, Attitude, Act và Act again) chuyển sang mô hình 5A (Awareness, Appeal, Ask, Action, Advocate).
Trong Marketing 4.0, các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing cần chú ý là PAR (Purchase Action Ratio, tỷ lệ nhận biết đến Mua hàng) và BAR (Brand Advocacy Ratio – BAR, tỷ lệ hành vi mua hàng và tỷ lệ ủng hộ thương hiệu). Hai chỉ số này thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh khá rõ ràng và phương pháp đo lường khá đơn giản.
Bài viết liên quan: Xu hướng Marketing 4.0 - Doanh nghiệp trong kĩ nguyên kỹ thuật số
0 Nhận xét