Thế giới đã trải qua những giai đoạn chuyển mình với những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ. Không dừng lại ở quá khứ, ngay hiện tại và cả tương lai sau này, sự thay đổi này vẫn liên tục diễn ra. Cùng với sự phát triển của thế giới, của công nghệ, ngành Marketing đã có sự tiến hóa và phát triển qua các giai đoạn khác nhau.
Người Marketer cũng dần thay đổi để trở nên hoàn thiện hơn, để kịp thời thích nghi với những biến đổi này.
Tổng quan
Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và viễn thông, đặc biệt là Internet và mạng xã hội, khiến thế giới biến đổi ngày một nhanh hơn. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo đó cũng phải thay đổi để kịp thời thích nghi và phát triển mạnh mẽ.
Internet và các mạng xã hội làm xóa nhòa biên giới quốc gia, kết nối loài người trên phạm vi toàn cầu và cũng góp phần mang doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách gần gũi hơn
Tuy nhiên, song song với những cơ hội luôn tiềm ẩn những thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải đủ sức vượt qua. Sự liên kết trên diện rộng này khiến các công ty và cá nhân dễ bị tổn thương hơn.
Với những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt, các chiến lược vận hành doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chiến lược Marketing cũng không thoát khỏi "số phận" này. Để theo kịp sự thay đổi của thời đại, các khái niệm về Marketing đã phát triển và thay đổi rất nhiều qua thời gian.
Nếu thế hệ khái niệm Marketing đầu tiên có liên quan đến việc bán hàng hóa và sản phẩm, thế hệ khái niệm Marketing phát triển tiếp theo là xác định nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng và thỏa mãn họ, nhưng đồng thời công ty phải tạo ra mức lợi nhuận nhất định.
Trong ba thập kỷ qua, khái niệm Marketing thế hệ thứ ba như chúng ta có thể thấy, đã thay đổi bằng cách chuyển đổi thành cách tiếp cận quản lý và xã hội, coi nhu cầu tạo ra một giá trị nhất định cho người tiêu dùng, cho cộng đồng và cuối cùng là cho công ty. Đây là nơi chúng ta tìm thấy chính mình ngày nay.
Marketing 1.0
Sản phẩm là trung tâm
Thời đại người bán ít hơn người mua, Philip Kotler đã đúc kết khái niệm Marketing 1.0 dựa trên sự phát triển của lý thuyết Marketing và thực hành trong nửa đầu của thế kỷ 20, dựa trên ý tưởng về sản phẩm và sản xuất.
Đây được xem là giai đoạn mà mục tiêu của doanh nghiệp được đưa lên hàng đầu, người tiêu dùng cơ bản không có sự lựa chọn nào.
Khi bán càng nhiều sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận thu về càng nhiều, tương ứng với chi phí sản xuất thấp, vậy là thành công.
Hoạt động marketing sẽ xoay quanh 4P (Product, Price, Place, Promotion). Giai đoạn này tập trung mạnh mẽ vào sản phẩm. Các câu hỏi được đề ra chỉ là "Làm sao tôi tạo ra được sản phẩm?", "Tôi bán sản phẩn đó như thế nào?",...
Ví dụ tốt nhất cho ý tưởng này là chiến lược Ford T được thiết kế bởi Henry Ford, tuyên bố rằng “Khách hàng thích màu gì tùy ý miễn là màu đen”.
Marketing 2.0
Lấy khách hàng là trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về sự khác biệt trong định vị thương hiệu.
Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Thông Tin là khởi nguồn cho Marketing 2.0. Khi Internet trở nên phổ biến, việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn và rẻ hơn rất nhiều, họ có thể so sánh và tìm kiếm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tương tự..
Sau khi quá nhiều sản phẩm trên thị trường, người tiêu dùng trở nên khó tính hơn. Yêu cầu của khách hàng không chỉ còn nằm ở nhu cầu cơ bản mà còn đòi hỏi cả về mặt cảm xúc, sự nổi bật về thương hiệu. Họ giờ đây lựa chọn mua sản phẩm theo cả lý trí và con tim và sản phẩm phải đáp ứng theo nhu cầu của cá nhân của họ.
Giai đoạn của khái niệm Marketing 2.0 được xác định bởi ý tưởng rằng nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng phải được giải quyết và đáp ứng, từ đó mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các nhà marketing bắt đầu đau não hơn suy nghĩ về cách để tạo ra sự khác biệt của mình so với đối thủ và chiếm được tình cảm của khách hàng.
Marketing 3.0
Lấy con người làm trung tâm. Đây là thời kỳ định vị dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị doanh nghiệp mang đến cho xã hội.
Marketing 3.0 ngoài đáp ứng nhu cầu cá nhân cho nhóm khách hàng mục tiêu còn hướng tới tạo ra các giá trị tốt đẹp cho xã hội. Mối quan hệ giờ đây có thêm sự tham gia của cả những người không phải là khách hàng của bạn, hình thành nên sự tương tác đa thể với đa thể.
Giai đoạn này nhấn mạnh những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, hay chính doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, cho xã hội là những điều giá trị,có ý nghĩa tác động đến nhận thức, cảm xúc của cong người.
Marketing 3.0 xem khách hàng không phải là một thực thể bị động mà là một con người hoàn chỉnh với tâm trí, trái tim và tinh thần cùng với các mối quan tâm của họ tới giá trị cuộc sống và các vấn đề của cộng đồng nơi họ đang sống.
Các hoạt động văn hóa xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng được chú trọng. Người Marketer phải nghĩ đến việc làm sao cho thế giới được tốt đẹp hơn song song với việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, sau cùng mới mang lại lợi ích cho mình.
Xem thêm bài viết:
0 Nhận xét